Cách hữu hiệu để giảm thiểu bệnh thóa vị đĩa đệm bạn đã biết chưa ?


Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì ?

Thoát vị đĩa đệm là hiện tượng các khối nhân nhầy thoát ra từ bên trong bị thoát ra khỏi bao xơ vỏ bọc bên ngoài. phần thân nhầy này đi theo vòng nứt sợi thoát ra khỏi vị trí mặc định của nó tràn ra ngoài gây chèn ép lên các rễ thần kinh hoặc ống sống gây ra các tổn thương.

Một địa điểm bị thoát vị khi các đốt sống xếp chồng lên đĩa đệm đó bị tổn thương, đôi khi thoát vị  đĩa đệm còn gọi là trượt đĩa đệm hoặc là vỡ đĩa đệm.

Bệnh thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở một hoặc một vài đĩa đệm cùng lúc trên cột sống lưng hoặc cổ. Đĩa đệm là một bộ phận nằm giữa các đốt sống, nó thể co giãn để giúp các đốt xương hoạt động mà không bị cọ xát vào nhau. Cấu tạo của đĩa đệm gồm 2 phần là vỏ bao xơ và nhân nhầy bên trong. Bao xơ là một lớp vỏ cứng nằm ở phía ngoài tiếp xúc trực tiếp với 2 thành trên dưới của 2 đốt sống mà nó bảo vệ. Nhân nhầy nằm bên trong bao xơ, có dạng lỏng giúp đĩa đệm có thể co giãn được.

Triệu chứng

Những biểu hiện của thoát vị đĩa đệm được thể hiện khác nhau qua từng giai đoạn bệnh.

  • Rối loạn cảm giác xuất hiện ở giai đoạn đầu của bệnh.
  • Các lực của tay, chân giảm sút đáng kể.
  • Xuất hiện những cơn đau khi cúi người, khi ho hoặc hắt hơi.
  • Người bệnh khi thực hiện các hoạt động ngồi, đứng, nằm sấp, nằm nghiêng quá lâu cũng sẽ gặp phải những cơn đau dữ dội.
  • Có thể xảy ra rối loạn cương dương (với nam giới).
  • Cơn đau thường giảm khi nghỉ ngơi, tăng nhanh hơn khi vận động, thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cảm giác tê nhức hoặc bỏng rát như bị những chiếc kim châm.
  • Đau cánh tay hoặc chân. Nếu đĩa đệm bị thoát vị của bạn nằm ở thắt lưng, bạn thường sẽ cảm thấy đau dữ dội nhất là ở mông, đùi và bắp chân.
  • Cảm giác đau âm ỉ xảy ra ở xung quanh vùng đĩa đệm bị thoát vị. Những cơn đau sẽ tăng cường độ khi bạn hoạt động mạnh, ho, hắt hơi, cười lớn.
  • Vận động khó khăn hơn: triệu chứng này được biểu hiện rõ rệt khi bạn thực hiện bê vác một vật nặng tác động trực tiếp đến vùng đĩa đệm thoát vị.
  • Mất dần cảm giác: khi cầm nắm hoặc thực hiện một việc đòi hỏi sự khéo léo thì sẽ được biểu hiện rõ.
  • Tê bì chân, tay xảy ra trong một số trường hợp.
  • Rối loạn đại tiện, tiểu tiện: khi nhân nhầy chèn ép vào rễ dây thần kinh thắt lưng sẽ gây ra rối loạn cơ thắt và đại tiểu tiện không tự kiểm soát được.
  • Teo cơ xảy ra ở bắp chân hoặc bắp tay.
  • Thoát vị đĩa đệm xảy ra trong một thời gian không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra đau thần kinh tọa. Dấu hiệu nhận biết là những cơn đau dọc từ thắt lưng xuống chân.
  • Sụt cân, sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Công dụng của xe đạp đôi với bệnh thoát vị đĩa đệm

Trong điều trị thoát vị đĩa đệm, việc tập luyện đóng vai trò rất quan trọng. Trên thực tế, đa số bệnh nhân đều ngại vận động vì lo sợ sẽ làm cơn đau tái phát. Các chuyên gia nhận định rằng: người bệnh nằm hoặc ngồi một chỗ không vận động trong thời gian dài sẽ khiến các nhóm cơ bị co cứng, làm kéo dài quá trình phục hồi sau điều trị.

Chính vì thế người bệnh nên luyện tập các bài tập thoát vị đĩa đệm song song với quá trình điều trị. Rất nhiều bệnh nhân đã áp dụng các bài tập mỗi ngày và có hiệu quả giảm đau rõ rệt, cột sống dần trở nên khỏe mạnh và dẻo dai hơn.

Và xe đạp đôi là một phương tiện hỗ trợ rất tốt cho chứng thoát vị đĩa đệm.

Kích thích vật lý, tác động lên hệ thần kinh và mạch máu giúp tăng cường chức năng và hoạt động trao đổi chất.
Giúp dịch thể được lưu thông tốt hơn trong bạch huyết là yếu tố quan trọng trong vấn đề xây dựng hệ miễn dịch cho cơ thể.
Giúp phục hồi các chấn thương, sức khỏe tinh thần.
Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách chăm sóc sức khỏe cho ông bà, cha mẹ, những người thân yêu của mình một cách hiệu quả mà không cần sử dụng đến thuốc. Đặc biệt, đạp xe đạp đôi thường xuyên, đúng cách bạn sẽ thấy được hiệu quả rõ rệt.
Don`t copy text!